0947 945 050

Các dữ liệu dịch tễ học của bệnh suy tĩnh mạch

PGS TS Nguyễn Hoài Nam
Giảng viên cao cấp Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh
BV Quốc tế Minh Anh

Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP Hồ Chí Minh

Suy tĩnh mạch mạn tính – một vấn đề quan trọng cho y học và xã hội

Người ta đã tính rằng 35% số người làm việc và hơn 50% số người nghỉ hưu ở Châu Âu mắc bệnh tĩnh mạch (Journal of International Medicine). Trong đó 1% nam giới và 4,5% nữ giới bị suy tĩnh mạch chi dưới.

Khi tính rằng 73% bệnh nhân bị bệnh tĩnh mạch là nữ và trong 30 năm gần đây số lượng phụ nữ làm việc ngoài gia đình đã tăng lên một cách đáng kể thì sẽ thấy tầm quan trọng của chi phí cho các giờ làm việc bị mất và của số bệnh nhân nhập viện. Khảo sát dịch tễ học cho thấy bệnh tĩnh mạch làm tiêu hao tài chính rất lớn của các dân tộc. Các khảo sát trên cũng cho thấy tỷ lệ này phát bệnh thấp hơn ở các nước đang phát triển. Quan sát đã cho chúng ta thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lối sống và bệnh tĩnh mạch.

Suy tĩnh mạch – Bệnh ảnh hưởng đến tỷ lệ lớn những người trưởng thành.

Chi phí cho điều trị rất cao

1.5% đến 2% tổng ngân sách y tế chi phí cho bệnh suy tĩnh mạch mạn tính. (Chi phí khổng lồ hàng năm cho bệnh tĩnh mạch theo tạp chí (Lancet):

  • Anh: 290 triệu bảng Anh
  • Pháp: 780 triệu quan Pháp
  • Đức: 2.420 triệu Mác Đức
  • Ý: 1.638 tỷ Lia
  • Tây Ban Nha: 17.240 triệu Pesetas

Một phần lớn chi phí này dùng để điều trị các biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính như giãn tĩnh mạch và loét dinh dưỡng do bệnh tĩnh mạch.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ cho bệnh giãn tĩnh mạch có thể được xếp theo thứ tự quan trọng như sau:

  • Giới tính (phụ nữ bị nhiều hơn)
  • Cách sống và các hoạt động trong công việc
  • Thể trọng
  • Thai nghén (số lần mang thai và khoảng thời gian giữa 2 lần mang thai)
  • Chế độ ăn kiêng
  • Chủng tộc
  • Dùng những loại thuốc có nguy cơ cao

Suy tĩnh mạch là một bệnh lý nhiều yếu tố nguy cơ

Di truyền là mẫu số chung: một số người về di truyền có thể mắc bệnh này. Điều này hiện nay đã được biết là do thay đổi về enzyme trong các mô liên kết. Nếu tính luôn các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch thứ phát do tiến trình viêm tĩnh mạch (huyết khối), thì cần mở rộng danh mục các yếu tố nguy cơ bao gồm phụ nữ cho con bú, phẫu thuật, khiếm khuyết gia đình và thay đổi trong các thành phần của tiến trình đông máu.

Nữ giới dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên hơn nam giới (tỷ lệ giữa nam : nữ là 1:2 đến 1:3). Sự khác biệt này có thể do các hormone (estrogen, progesterone), thai nghén, đứng lâu, khối lượng cơ thấp hoặc sử dụng giày không thích hợp.

Phụ nữ có nguy cơ đứng lâu khi làm việc (các xí nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhuộm…) nguy cơ còn tăng lên nếu thêm vào đó các công việc nội trợ.

Tăng trọng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm (cơ hoành ở vị trí hít vào) và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh từ áp lực ở ruột lên các tĩnh mạch hông: không có áp lực nào ở ổ bụng ảnh hưởng trực tiếp đến chỗ nối tĩnh mạch hiển – đùi vì tĩnh mạch chủ dưới không có van và các tĩnh mạch hông có rất ít hoặc không có van. Những người béo phì thường áp dụng chế độ ăn kiêng và ăn rất ít chất xơ. Điều này dẫn đến táo bón và hồi lưu do áp lực khung chậu.

Thời kỳ thai nghén bao gồm một cơ chế dẫn tới sự thay đổi trương lực tĩnh mạch do progesterone và tử cung mang thai chèn ép các tĩnh mạch hông và tĩnh mạch khung chậu. Mặc dù chưa chứng minh được là có mối liên quan trực tiếp giữa số lần mang thai và các tĩnh mạch giãn, những khoảng cách giữa 2 lần mang thai càng ngắn thì yếu tố nguy cơ càng tăng.

Chủng tộc có ảnh hưởng ít nhiều đến bệnh này trừ khi chúng được kết hợp với sự phát triển về kinh tế (các nước phát triển) và thay đổi cách sống.

Thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ như thai nghén.

Phẫu thuật có thể gây biến chứng (huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối). Tuy vậy, gần đây, tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.

Các yếu tố nguy cơ đồng thời cho bệnh suy tĩnh mạch: Béo phì, đứng quá lâu, thay đổi trọng lượng, giới tính, thai nghén, phẫu thuật,…

Nguyên nhân có thể do sự gia tăng phẫu thuật bệnh nhân ngoại trú hoặc dự phòng heparin. Thay đổi các yếu tố đông máu, thường là do di truyền có thể làm gia tăng các yếu tố nguy cơ (thiếu antithrombin III, protein C, protein S, thay đổi chức năng tiểu cầu …)

Về thống kê, chưa có những kết luận hiển nhiên là huyết khối tĩnh mạch sâu làm gia tăng hay làm giảm các yếu tố nguy cơ hoặc phái nào dễ bị mắc bệnh hơn. Mặc dù 1/3 các trường hợp huyết khối có thể được chẩn đoán trên lâm sàng, những tiến bộ trong các phương pháp cận lâm sàng trong thập niên vừa qua (siêu âm Doppler, siêu âm nhịp, chụp nhấp nháy tĩnh mạch) đã góp phần vào việc chẩn đoán một số bệnh trong 2/3 trường hợp còn lại chưa được chẩn đoán đúng mức.

BVQT Minh Anh

 

Chuyên gia giải đáp các thắc mắc về suy giãn tĩnh mạch

Bài viết dưới đây đã tổng hợp lại các câu hỏi và lời giải đáp từ chuyên gia xoay quanh bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mời bạn đọc cùng theo dõi để có cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

 

Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có đi bộ được không?

Nhiều người lầm tưởng rằng suy giãn tĩnh mạch không nên đi lại vận động nhiều. Tuy nhiên điều này hoàn toàn ngược lại. Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân người bệnh nên có thói quen đi bộ vì sẽ giúp máu lưu thông từ tĩnh mạch trở về tim được tốt hơn. Từ đó sẽ giảm bớt các triệu chứng đáng kể.

Môn thể thao nào thích hợp cho người bị suy giãn tĩnh mạch?

Người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập các môn thể thao như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội. Vì những bộ môn này sẽ giúp cho đôi chân linh hoạt, nhờ thế máu lưu thông dễ dàng hơn.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu người bệnh lơ là, không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng như sưng phù nghiêm trọng, lở loét. Nguy hiểm hơn có thể hình thành cục máu đông gây tắc tĩnh mạch phổi có thể dẫn đến tử vong.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý gì trong sinh hoạt hằng ngày?

Người bệnh cần bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón. Tránh đứng và ngồi lâu một chỗ, hạn chế tắm nước nóng, không mặc quần quá bó, không mang giày cao gót, không mang vác nặng. Khi nằm nghỉ dùng gối kê chân lên, ngoài ra người bệnh cần tập luyện các bộ môn có hoạt động cổ chân, co cơ cẳng chân và cơ đùi nhiều, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, chạy xe đạp,…

Phụ nữ khi mang thai bị suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đa số phụ nữ sẽ bị suy giãn tĩnh mạch chân trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ gia tăng khối lượng máu để nuôi em bé, do đó tĩnh mạch phải chịu áp lực khi lưu thông lượng máu lớn từ chân trở về tim.

Mặt khác, trong thời gian mang thai, thai nhi tạo áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu khiến tĩnh mạch chân cũng chịu áp lực lớn.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch điều trị như thế nào?

Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Đối với người bệnh ở giai đoạn đầu có thể điều trị nội khoa. Một số phương pháp đơn giản giúp bạn điều trị bệnh tại nhà như mang vớ y khoa, dùng kem bôi trợ tĩnh mạch, bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón. Bệnh cạnh đó, bệnh nhân nên tập thói quen kê chân cao khi nằm, khoảng 15-20cm so với giường, thực hiện 15 phút, ngày 3-4 lần. Tập luyện các môn thể thao tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch như đạp xe, bơi lội, đi bộ,…

Ngoài ra người bệnh cần hạn chế đứng ngồi lâu, không tắm nước nóng, không mang giày cao gót, không mặc quần bó sát chân.

Cảnh báo bệnh giãn tĩnh mạch chân ngày càng trẻ hóa

Bị mỏi chân, bạn nghĩ có thể vì đi cả ngày hoặc do đôi giày quá chật, quá cao, căng tức bắp chân, cảm giác bị kiến cắn ở chân… bạn nghĩ là có thể mình đang thiếu canxi, tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chân.

PGS.TS Đinh Thị Thu Hương -Nguyên Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam

Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Đây là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần

Bệnh ngày càng trẻ hóa

Theo PGS.TS Đinh Thị Thu Hương bệnh giãn tĩnh mạch chân hay suy tĩnh mạch là bệnh mạn tính, thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi- do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Nhưng hiện nay nó cũng đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Đây là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là: phụ nữ trong độ tuổi 35 -50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều.

Mới đầu, người bệnh có thể thấy những hình mạng nhện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân. Khi bệnh nặng hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở chân: căng tức ở bắp chân, mỏi chân… và có các biểu hiện của hội chứng chân không nghỉ (phải rung hoặc gác chân mới có cảm giác dễ chịu). Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong. Sưng, mỏi chân; nặng bắp chân; kiến bò dọc cẳng chân; chuột rút ban đêm có thể là những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú tâm đến nó mà chỉ nghỉ mỏi chân vì đi cả ngày, đôi giày quá chật…

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh giãn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau, các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn nghèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn hân như sốt cao, môi khô lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, bên trong lòng tĩnh mạch xuất hiện những cục thuyên tắc cứng…

Biến chứng

Là chuyên gia về lĩnh vực này, PGS.TS Đinh Thị Thu Hương cho biết, nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có những biến chứng như: Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

– Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng

– Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.

– Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Điều trị thế nào?

Khuyến khích bệnh nhân có nguy cơ cao về suy tĩnh mạch như phụ nữ trong độ tuổi 35 – 50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy…

Người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày, chú ý giữ cân nặng cơ thể hợp lý, bỏ thuốc lá.

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời

đặt hàng

Đặt Hàng