Bật mí tầm quan trọng của đôi chân đối với sức khỏe
Ít ai để ý đến sức khỏe đôi chân cho tới khi xuất hiện các dấu hiệu nhức mỏi. Tuy nhiên bạn không nên lơ là bởi đôi chân không chỉ là “phương tiện” của cơ thể mà còn cho bạn biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe trước các dấu hiệu bệnh lý lên tiếng.
Tại sao đôi bàn chân lại quan trọng?
Đôi chân giữ vai trò như một “phương tiện” của cơ thể phải gánh vác toàn bộ trọng lực giúp bạn di chuyển suốt 16 tiếng trong một ngày. Nhưng không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của đôi chân – nơi được ví như trái tim thứ 2 của cơ thể.
Đôi chân cũng cần được thở và nghỉ ngơi khi làm việc quá sức. Vì một ngày dài bị bó buộc trong đôi giày cao gót, trong chiếc quần bó chật hay phải di chuyển nhiều.
Nhất là bàn chân, đây là nơi đầu tiên cho bạn biết rằng cơ thể của bạn có đang khỏe mạnh hay gặp vấn đề về sức khỏe hay không. Vì đôi chân là nơi tập trung các đường mạch máu lớn của cơ thể, giữ vai trò quan trọng lưu thông máu trở về tim và hỗ trợ các cơ quan ngũ tạng.
Đặc biệt là bàn chân, đây là nơi chứa hơn 7.200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết và nhiều động mạch, tĩnh mạch. Bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Hơn hết mỗi cơ quan đều kết nối với đôi bàn chân. Do vậy mà người ta ví đôi chân giống như “trái tim thứ 2” của cơ thể.
Có đôi chân khỏe là có cuộc sống hạnh phúc
Hiện nay nhiều người vẫn chưa biết cách nâng niu và chăm sóc đôi chân đúng cách. Chính vì vậy mà đôi chân phải chịu áp lực mỗi ngày, thời gian hoạt động gấp 2 lần thời gian được nghỉ ngơi. Chưa kể đôi chân đang có những dấu hiệu thầm lặng của những căn bệnh nhưng bạn không hề hay biết.
Đó là một trong những lý do khiến cho bệnh lý ở đôi chân xuất hiên ngày càng nhiều. Phổ biến nhất là tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Đây là căn bệnh chiếm hơn 80% dân số thế giới và chiếm hơn 60% dân số Việt Nam. Suy giãn tĩnh mạch đã làm xáo trộn cuộc sống của hàng triệu người, lấy đi sức khỏe và khả năng hoạt động bình thường của đôi chân.
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch phải chịu đựng cơn nhức mỏi, nặng chân mỗi ngày, thậm chí khị bệnh tiến triển nặng thì việc đi lại cũng thật sự khó khăn. Và một điều chị em phụ nữ vô cùng lo lắng chính là thẩm mỹ đôi chân, nhiều chị em phải từ bỏ sở thích mặc váy ngắn, giày cao gót, điều này đã khiến cuộc sống họ mất đi một phần ý nghĩa.
Bởi vậy mới thấm thía được câu “Có đôi chân khỏe là có cuộc sống hạnh phúc”
Làm gì để chăm sóc đôi chân khỏe đẹp?
Để có một đôi chân khỏe đẹp điều đầu tiên là bạn cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân, chăm sóc đôi chân từ những việc nhỏ nhất:
- Hạn chế đứng lâu hoặc ngồi lâu
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
- Nếu thừa cân, béo phì bạn nên giảm cân một cách khoa học để đôi chân giảm chịu đựng trọng lực cơ thể
- Hạn chế mang giày cao gót khi đôi chân đau nhức, hoặc khi chân bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch
- Khi ngủ nên gác chân lên gối để máu lưu thông dễ dàng hơn
- Nếu có thói quen ngồi xỏm thì bạn nên hạn chế, thay vào đó là ngồi trên ghế
- Khám sức khỏe đôi chân định kỳ mỗi năm
- Dùng kem bôi có thành phần giúp làm bền thành mạch làm chậm quá trình lão hóa của thành mạch, hồi phục lại thành mạch đã bị tổn thương.
Tài liệu tham khảo
- https://afcdallas.com/the-importance-of-having-strong-feet/#:~:text=The%20feet%20are%20often%20considered,support%20of%20the%20body’s%20weight.
Người viết: Mỹ Trinh