Chuyên gia giải đáp các thắc mắc về suy giãn tĩnh mạch
Bài viết dưới đây đã tổng hợp lại các câu hỏi và lời giải đáp từ chuyên gia xoay quanh bệnh suy giãn tĩnh mạch. Mời bạn đọc cùng theo dõi để có cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Người bị suy giãn tĩnh mạch chân có đi bộ được không?
Nhiều người lầm tưởng rằng suy giãn tĩnh mạch không nên đi lại vận động nhiều. Tuy nhiên điều này hoàn toàn ngược lại. Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân người bệnh nên có thói quen đi bộ vì sẽ giúp máu lưu thông từ tĩnh mạch trở về tim được tốt hơn. Từ đó sẽ giảm bớt các triệu chứng đáng kể.
Môn thể thao nào thích hợp cho người bị suy giãn tĩnh mạch?
Người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập các môn thể thao như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội. Vì những bộ môn này sẽ giúp cho đôi chân linh hoạt, nhờ thế máu lưu thông dễ dàng hơn.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu người bệnh lơ là, không thăm khám và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng như sưng phù nghiêm trọng, lở loét. Nguy hiểm hơn có thể hình thành cục máu đông gây tắc tĩnh mạch phổi có thể dẫn đến tử vong.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần lưu ý gì trong sinh hoạt hằng ngày?
Người bệnh cần bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón. Tránh đứng và ngồi lâu một chỗ, hạn chế tắm nước nóng, không mặc quần quá bó, không mang giày cao gót, không mang vác nặng. Khi nằm nghỉ dùng gối kê chân lên, ngoài ra người bệnh cần tập luyện các bộ môn có hoạt động cổ chân, co cơ cẳng chân và cơ đùi nhiều, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, chạy xe đạp,…
Phụ nữ khi mang thai bị suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đa số phụ nữ sẽ bị suy giãn tĩnh mạch chân trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ gia tăng khối lượng máu để nuôi em bé, do đó tĩnh mạch phải chịu áp lực khi lưu thông lượng máu lớn từ chân trở về tim.
Mặt khác, trong thời gian mang thai, thai nhi tạo áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu khiến tĩnh mạch chân cũng chịu áp lực lớn.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch điều trị như thế nào?
Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Đối với người bệnh ở giai đoạn đầu có thể điều trị nội khoa. Một số phương pháp đơn giản giúp bạn điều trị bệnh tại nhà như mang vớ y khoa, dùng kem bôi trợ tĩnh mạch, bổ sung chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón. Bệnh cạnh đó, bệnh nhân nên tập thói quen kê chân cao khi nằm, khoảng 15-20cm so với giường, thực hiện 15 phút, ngày 3-4 lần. Tập luyện các môn thể thao tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch như đạp xe, bơi lội, đi bộ,…
Ngoài ra người bệnh cần hạn chế đứng ngồi lâu, không tắm nước nóng, không mang giày cao gót, không mặc quần bó sát chân.