21.08.2021

Cải thiện suy giãn tĩnh mạch sau sinh

Suy giãn tĩnh mạch sau sinh là nỗi lo lắng mà nhiều phụ nữ đang gặp phải. Vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa làm giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

Giãn tĩnh mạch sau sinh là gì?

Nhiều phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai, nhưng đôi khi tình trạng này có thể xuất hiện nhiều hơn sau khi sinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh sẽ cải thiện sau sinh.

Suy giãn tĩnh mạch sau sinh cũng giống như suy giãn tĩnh mạch ở người bình thường. Có thể xuất hiện ở chân hoặc những khu vực khác trên cơ thể.
Những phụ nữ trước khi mang thai bị suy giãn tĩnh mạch thì khi mang thai hoặc sau sinh sinh tình trạng này sẽ phát triển nhiều hơn.

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

Nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch sau sinh

Sau đây là những nguyên nhân gây ra bệnh:

Số lần mang thai

Người ta quan sát thấy rằng cơ hội phát triển suy giãn tĩnh mạch tăng lên theo số lần mang thai. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị tình trạng này trong lần mang thai đầu tiên, thì khả năng cao là bạn cũng có thể bị suy giãn tĩnh mạch trong những lần mang thai tiếp theo.

Di truyền

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị suy giãn tĩnh mạch thì bạn cũng có khả năng gặp phải tình trạng này.

Suy giãn tĩnh mạch tiến triển nặng khi mang thai

Nếu các tĩnh mạch bị tổn thương quá nhiều trong khi mang thai, thì tổn thương này có thể không thể khắc phục được và có thể kéo dài tình trạng này sau sinh.

Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch sau sinh là gì?

Sau đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh:

  • Đau ở chân, phù chân khi đứng quá lâu
  • Cảm giác bỏng rát ở chân
  • Cảm giác ngứa ở vùng da có tĩnh mạch giãn
  • Cảm giác nặng chân khi ngồi hoặc đứng lâu
  • Xuất hiện các mạch máu màu xanh, tím trên bàn chân, bắp chân và đùi
  • Nếu bệnh biến chứng sẽ gây loét da quanh mắt cá chân.
Dấu hiệu nổi gân xanh ở người suy giãn tĩnh mạch

<< BẠN ĐANG CÓ DẤU HIỆU NÀO CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH ? >>

<< BẠN ĐANG CÓ DẤU HIỆU NÀO CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH ? >>

Làm thế nào để điều trị suy giãn tĩnh mạch sau sinh tại nhà?

Suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn đến khó chịu và đau đớn, do đó điều quan trọng là bạn phải điều trị càng sớm càng tốt. Một số lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn sớm cải thiện bệnh:

  • Giữ chân và bàn chân được nâng cao. Mỗi khi ngồi, bạn hãy luôn nâng cao chân và bàn chân. Khi nằm bạn sử dụng gối để kê chân bằng hoặc cao hơn mức tim để máu dễ dàng lưu thông.Ngoài ra bạn không nên đứng trong thời gian dài.
  • Tập thể dục để máu lưu thông tốt hơn. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có thể cải thiện nếu tuần hoàn máu lưu thông tốt. Do đó, bạn nên dành chút thời gian để tập thể dục, vì nó sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm các triệu chứng khó chịu.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách uống nước ép cà rốt, củ cải đường hoặc rau bina. Tất cả các loại nước trái cây này có thể giúp giảm sưng tấy.
  • Bôi hỗn hợp dầu ô liu và sáp ong lên vùng bị ảnh hưởng hai lần một ngày để giảm đau.

Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa bệnh?

Dưới đây là một số cách có thể giúp ngăn ngừa bệnh:

  • Tập thể dục thường xuyên khi sức khỏe đã ổn định
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh
  • Uống nhiều nước
  • Mặc quần và mang giày không quá chật
  • Duy trì cân nặng hợp lý.

Bệnh giãn tĩnh mạch có khỏi sau khi sinh không?

Chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ cải thiện trong vòng 3-6 tháng sau khi sinh con, nhưng có thể không biến mất hoàn toàn và trong một số trường hợp, bệnh cũng có thể tái phát.

Sau khi sinh bao lâu mới có thể điều trị bệnh?

Sau khi sinh bạn có thể điều trị suy bệnh bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu sau 3-6 tháng bệnh không có cải thiện, bạn nên cân nhắc điều trị y tế. Tuy nhiên bạn nên đợi đến khi cơ thể phục hồi hoàn toàn sau khi sinh, tốt nhất là đến khi nào ngừng cho con bú.

Hotline: 1900 27 27 81
Fanpage: Diosmin Expert – Kem Bôi Suy Giãn Tĩnh Mạch

Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần

Tài liệu tham khảo:

https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/varicose-veins-during-pregnancy_271
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/varicose-veins