17.10.2022

Vì sao phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch chân?

Giãn tĩnh mạch chân có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên tỷ lệ mắc phải tình trạng này ở phụ nữ thường cao hơn so với nam giới. Vậy đâu là nguyên nhân và làm gì để phòng ngừa?

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Dấu hiệu thường không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với bệnh xương khớp, do đó người bệnh cần quan sát kỹ các biểu hiện:

  • Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng hay ngồi quá lâu.
  • Chuột rút vào ban đêm.
  • Cảm giác bị châm kim.
  • Cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
  • Nhiều mạch máu (tĩnh mạch) nổi li ti, xuất hiện nhiều ở cổ chân và bàn chân.
  • Các tĩnh mạch ở chân chưa giãn nhiều, lúc giãn lúc không nên các triệu chứng thường mờ nhạt và sẽ mất đi khi nghỉ ngơi.
  • Phù chân, thường phù ở mắt cá hay bàn chân.
  • Tĩnh mạch trương phồng nên có cảm giác nặng, đau nhức ở chân và không mất đi khi nghỉ ngơi khi bệnh tiến triển nặng.
Nổi gân xanh là biểu hiện phổ biến của chứng suy giãn tĩnh mạch
Nổi gân xanh là biểu hiện phổ biến của chứng suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân hay gặp ở phụ nữ

Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi, giới tính. Nhưng phụ nữ dễ gặp hơn vì:

  • Do thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát gây tăng áp lực đến hệ thống tĩnh mạch ở chân.
  • Nguy cơ giãn tính mạch chân ở phụ nữ mang thai khá lớn. Khi mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormone tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. Hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân.

Biến chứng nếu không điều trị sớm

Da đổi màu

Tình trạng này còn được gọi là rối loạn dinh dưỡng da hay thiểu dưỡng. Với những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch lâu năm không được điều trị, vùng da chân hay bị thâm. Tình trạng này do vấn đề máu lưu thông kém, bị ứ trệ lâu ngày vùng tĩnh mạch dẫn đến đổi màu da.

Phát ban

Là tình trạng khi da vị viêm do suy giãn tĩnh mạch, da sẽ xuất hiện các đóm màu đỏ. Biến chứng này sẽ khó điều trị và làm giảm thẩm mỹ của đôi chân.

Lở loét chân

Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở vùng bắp chân và mắt cá chân, vì vậy nếu để lâu bệnh sẽ biến chứng và gây ra lở loét vùng chân. Tình trạng có thể gây chảy máu và nhiều đau đớn cho người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời nguy cơ viêm nhiễm là rất cao và việc điều trị sẽ phức tạp hơn.

Hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch

Đây là hậu quả nặng nề nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Việc lưu thông máu kém khiến máu ứ động lâu ngày sẽ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Biến chứng này nếu phát hiện và điều trị muộn thì cục máu đông này sẽ di chuyển đến các mạch máu nhỏ rất dễ gây tắc nghẽn, nếu qua mạch máu não sẽ gây thiếu máu não và xảy ra tình trạng nhũn não, hoặc qua động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim.

Lời khuyên từ bác sĩ

Bệnh giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nếu phát hiện sớm điều trị đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao một cách khoa học, phù hợp với thể trạng của mình để kích thích lưu thông máu, giảm huyết áp (tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch). Các bài tập nhẹ như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga,… sẽ rất tốt với mọi lứa tuổi;
  • Bổ sung rau xanh, trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể; uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày
  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế vận động quá sức, không bê vác đồ nặng và không ngồi, đứng một chỗ quá lâu;
  • Nên giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân đối, tránh tăng cân quá nhanh dẫn tới thừa cân, béo phì;
  • Hạn chế tắm nước nóng hoặc massage dầu nóng ở vùng da bị suy giãn tĩnh mạch vì sẽ làm các tĩnh mạch bị giãn nở to hơn;
  • Không nên mặc đồ bó eo hoặc quá chật ở chân, đùi vì chúng có thể khiến lưu lượng máu tới tim bị giảm;
  • Tránh mang giày cao gót, nên đi giày đế thấp, đế bệt để giúp hạn chế giãn tĩnh mạch ở bắp chân;
  • Không nên ngồi xổm, đứng hoặc ngồi, vắt chéo chân,… quá lâu mà cần thường xuyên thay đổi tư thế để thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn; Kê chân cao qua mông khi ngồi và qua mức tim khi nằm để máu lưu thông dễ dàng
  • Sau khi tắm với nước ấm, xối 2 chân lại bằng nước lạnh để bảo vệ tĩnh mạch không bị giãn nở
  • Hạn chế thức ăn mặn và nhiều dầu mỡ
  • Không hút thuốc và uống nhiều bia, rượu.
Tập thể dục đều đặn góp phần cải thiện suy giãn tĩnh mạch
Tập thể dục đều đặn góp phần cải thiện suy giãn tĩnh mạch

Kem bôi Diosmin Expert – giải pháp cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nhận thức sớm, điều trị ngay ở giai đoạn chớm bệnh là cách hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn và tránh tình trạng xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc chăm sóc đôi chân bằng những biện pháp tự nhiên, người bệnh cần kết hợp thêm dùng kem bôi hoặc mang vớ áp lực để làm giảm triệu chứng và cải thiện dần tình trạng bệnh.

Đôi với phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

  • Diosmin Expert có chứa hoạt chất chính Diosmin và các thành phần quan trọng khác như: Escin, Vaccinium Myrtillus, Ruscus Aculeatus,… được bào chế dưới dạng kem bôi.
  • Dễ dàng thẩm thấu qua da và tác động trực tiếp lên vùng suy giãn tĩnh mạch, hỗ trợ làm co mạch và cải thiện triệu chứng.
  • Khi thoa lên da tạo cảm giác dễ chịu như được massage và thư giãn.
  • Kem bôi Diosmin Expert có dung tích 150ml, phù hợp với việc sử dụng 2 lần/ngày trong 1 tháng giúp dễ theo dõi điều trị và tránh lãng phí (các sản phẩm kem bôi khác chỉ từ 50ml đến 75ml).
  • Khuyến cáo sử dụng từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả.
Thành phần chủ lực Diosmin kết hợp cùng các thành phần quan trọng khác
Thành phần chủ lực Diosmin kết hợp cùng các thành phần quan trọng khác