21.08.2021

Những ai dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là bệnh tiến triển chậm rãi, đôi khi không có triệu chứng rõ rệt và thường bị bỏ qua. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống, công việc, nhất là ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn

Bệnh giãn tĩnh mạch có tỷ lệ xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ. Theo khảo sát tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới.

Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao hơn

<< BẠN CÓ THUỘC NHÓM CÓ NGUY CƠ MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH ? >>

<< BẠN THUỘC NHÓM CÓ NGUY CƠ MẮC SUY GIÃN TĨNH MẠCH ? >>

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, sử dụng thuốc hormon (thuốc tránh thai, thay thế hormone ở phụ nữ mãn kinh,…), ảnh hưởng của quá trình mang thai, thói quen mang giày cao gót,…

Người cao tuổi

Tỷ lệ mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch có xu hướng tăng dần theo độ tuổi, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Người cao tuổi thường gặp phải tình trạng suy giảm chức năng cơ quan do tuổi tác, trong đó có hệ mạch máu tĩnh mạch. Người cao tuổi cũng gặp phải nhiều hạn chế trong việc vận động, di chuyển. Hơn nữa, ở người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh lý về cơ xương khớp làm cho tình trạng của bệnh càng thêm nghiêm trọng.

Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người cao tuổi
Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở người cao tuổi

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Những người có người thân trong gia đình bị mắc bệnh (ví dụ: Cha và/hoặc mẹ bị mắc bệnh) có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn người bình thường. Do đó, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh giãn tĩnh mạch nên quan tâm, chú ý thường xuyên hơn đến các triệu chứng của bệnh.

Người thừa cân, béo phì

Những người có cân nặng vượt mức cân nặng lý tưởng (BMI >25) hoặc người béo phì có nguy cơ cao hơn mắc phải các bệnh lý mạch máu nói chung, cũng như bệnh suy giãn tĩnh mạch nói riêng. Khối lượng cơ thể càng cao thì sẽ tạo thêm nhiều sức ép hơn lên đôi chân, làm cho quá trình lưu thông máu từ hệ thống tĩnh mạch ngoại biên về tim càng khó khăn hơn.

Thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân

Những nghề nghiệp có nguy cơ cao

Những nghề nghiệp đặc thù yêu cầu phải làm việc trong tư thế đứng hoặc ngồi quá lâu (giáo viên, bác sĩ, nhân viên văn phòng,…), thường xuyên phải đi lại, vận động (vũ công, vận động viên, công nhân,…) hoặc những người phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt (nhiệt độ cao, ẩm ướt,…) có nguy cơ cao mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch chân. Do đó, những người làm những công việc trên nên lưu ý, quan tâm hơn đến sức khỏe đôi chân mình để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Những yếu tố khác

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch như:

  • Tổn thương ở vùng chân: Các bệnh lý nhiễm trùng, phẫu thuật, bó bột,..
  • Nằm bất động lâu ngày, bị hạn chế vận động trong thời gian dài
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy cơ cao mắc bệnh và thường có mức độ bệnh nặng hơn người khác.

Hotline tư vấn: 1900 27 27 81
Fanpage: Diosmin Expert – Kem Bôi Suy Giãn Tĩnh Mạch

Người viết: Mỹ Trinh
Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần

Tài liệu tham khảo:

https://www.theveininstitute.com.au/could-your-job-be-increasing-your-varicose-veins-risk/
https://aboutavt.com/varicose-veins-jobs-put-risk/