23.10.2021

Chuột rút về đêm, có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Chứng chuột rút về đêm ở chân khá phổ biến. Theo một báo cáo trên tạp chí American Family Physician, có tới 60% người lớn và 7% trẻ em bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Và liệu, đây có phải là triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay không?

Thế nào là tình trạng chuột rút về đêm?

Chuột rút về đêm ở chân là tình trạng co thắt cơ không tự chủ ở bất kỳ vị trí nào trên chân, thường gặp nhất ở bắp chân. Cơ căng lên, gây khó chịu hoặc đau từ trung bình đến nặng và căng tức. Chuột rút về đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Chuột rút ở chân nếu xảy ra thường xuyên sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và có thể dẫn đến mất ngủ theo thời gian.

Chuột rút về đêm có phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân.

Tĩnh mạch có các van một chiều bên trong, chúng đóng mở để giữ cho máu lưu thông về tim. Tuy nhiên, các van hoặc thành trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị tổn thương có thể khiến máu ứ đọng lại và thậm chí chảy ngược dòng (còn được gọi là trào ngược). Lâu dần dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân.

Chuột rút về đêm là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Chuột rút chân vào ban đêm khi ngủ có thể xảy ra ở cơ bắp chân, cơ bàn chân trong lúc ngủ hay nằm nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do sự ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch gây ra sự co thắt cơ đột ngột và gây cảm giác đau đớn.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch, ngoài chuột rút còn gặp phải các triệu chứng khác như đau nhức, tức nặng, mỏi và tê bì chân. Ngoài ra ở những người bệnh suy giãn tĩnh mạch nông sẽ nhìn thấy các đường gân xanh qua da, hay còn gọi là tĩnh mạch. Nếu bệnh tiến triển nặng, các đường gân này sẽ sưng phồng và nổi ngoằn ngoèo dưới da.

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

Chuột rút là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân khác gây chuột rút về đêm

Dưới đây là các nguyên nhân gây ra chuột rút về đêm và các yếu tố nguy cơ khiến một người có nhiều khả năng bị chứng chuột rút thường xuyên:

Cơ bắp mệt mỏi

Các vận động viên sẽ có nhiều khả năng bị chuột rút ở chân  hơn sau khi thực hiện các hoạt động ở mức độ cao hơn bình thường. Hoạt động quá sức, chẳng hạn như tập các cơ với cường độ mạnh trong thời gian dài, có thể khiến một số người bị chuột rút nhiều hơn vào cuối ngày.

Đứng trong thời gian dài, thường gặp trong nhiều công việc, có thể làm mỏi cơ. Cơ bắp mệt mỏi vào ban ngày và có thể bị chuột rút nhiều hơn vào ban đêm.

Tập luyện quá sức có thể gây ra chuột rút

Ít vận động

Những người không căng cơ hoặc tập thể dục thường xuyên sẽ có nhiều nguy cơ bị chuột rút về đêm. Các cơ ở những người ít hoạt động thể chất có thể ngắn hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ chuột rút hoặc co thắt.

Tư thế khi ngồi, nằm

Ngồi hoặc nằm theo một cách nào đó làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, chẳng hạn như gác chân này lên chân kia hoặc bắt chéo chân, có thể dẫn đến chuột rút.

Ngươi cao tuổi

Ở người cao tuổi, họ cũng có thể dễ bị chuột rút ở chân vào ban đêm. Như một bài đánh giá được xuất bản trên tạp chí BMC Family Practice, ghi chú khoảng 33% những người trên 50 tuổi bị chuột rút chân kinh niên về đêm.

Người cao tuổi dễ gặp tình trạng chuột rút về đêm

Do tác dụng phụ của thuốc

Chuột rút về đêm có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đang dùng. Nếu chuột rút chân xảy ra thường xuyên, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Điều kiện y tế

Một số tình trạng bệnh mãn tính cũng có thể khiến một người có nguy cơ bị chuột rút ở chân, chẳng hạn như:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn do uống nhiều rượu
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Hẹp ống thắt lưng
  • Suy giáp
  • Viêm xương khớp
  • Tổn thương thần kinh
  • Rối loạn thần kinh

Điều trị chuột rút về đêm tại nhà

Mặc dù chuột rút chân về đêm có thể gây đau dữ dội, nhưng chúng thường không nghiêm trọng. Bạn có thể thử những cách sau tại nhà để giảm chuột rút:

  • Xoa bóp vùng bị chuột rút có thể giúp cơ thư giãn. Dùng một hoặc cả hai tay nhào nhẹ và thả lỏng cơ.
  • Nếu chuột rút ở bắp chân, hãy duỗi thẳng chân.
  • Chườm nóng. Nhiệt có thể làm dịu cơ bắp bị căng. Đắp khăn nóng, chai nước nóng hoặc miếng đệm nóng lên vùng bị chuột rút

Nếu chuột rút thường xuyên làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Diosmin Expert- Chặn đứng suy giãn tĩnh mạch chân ngay tại nhà

Bệnh SGTM ở giai đoạn sớm bạn hoàn toàn có thể chặn đứng ngay tại nhà với phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Ngoài thay đổi lối sống tích cực, bí quyết cải thiện SGTM nhờ vào hoạt chất Diosmin đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công.

Kem bôi Diosmin Expert

Công dụng của kem bôi Diosmin Expert:

  • Với sự có mặt của thành phần Diosmin
  • Giúp chăm sóc vùng da chân
  • Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu

Thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên

Trong quá dùng sản phẩm, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, ngồi đúng tư thế cũng như dinh dưỡng đúng cách để bệnh nhanh chóng được cải thiện tốt.

Hotline tư vấn: 1900 27 27 81

Fanpage: Diosmin Expert – Kem Bôi Suy Giãn Tĩnh Mạch

Người viết: Mỹ Trinh

Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/sleep-disorders/leg-cramps

https://www.healthline.com/health/leg-cramps-at-night

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326327