24.07.2021

Bạn đang ở mức độ nào của suy giãn tĩnh mạch?

 Bệnh suy giãn tĩnh mạch được chia thành 7 mức độ từ nhẹ đến nặng. Việc chẩn đoán lâm sàng sẽ dựa vào các biểu hiện như tĩnh mạch giãn, ngoằn ngoèo, đổi màu da, lở loét, sự xuất hiện các cục u máu, hoặc sờ để nhận biết. Vậy bạn có biết mình đang ở mức độ nào của suy giãn tĩnh mạch không? Và làm thế nào để điều trị hiệu quả?

Sự nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là tình trạng khi có sự bất thường về chức năng và/hoặc cấu trúc của hệ thống tĩnh mạch ngoại biên, dẫn đến tình trạng ứ đọng, chảy ngược của dòng máu trong tĩnh mạch. Sự ứ trệ máu trong tĩnh mạch kéo dài lâu ngày sẽ gây ra sự giãn tĩnh mạch, biến đổi màu sắc, chức năng của vùng da xung quanh.

Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như tĩnh mạch mạng nhện (nhiều tĩnh mạch nhỏ li ti nổi dưới da), tĩnh mạch giãn, nổi rõ từng cụm trên da. Điều này gây ra những vấn đề về mặt thẩm mỹ đối với người bệnh, giảm sự tự tin trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu không được quan tâm, phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn nặng, không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống, gây ra các triệu chứng như đau chân, nặng chân, phù nề và thậm chí là các biến chứng nghiêm trọng, gây nguy hại đến tính mạng.

Suy giãn tĩnh mạch chân nếu trở nặng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe

Các mức độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch

C0: Không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hoặc sờ thấy

C1: Giãn mao tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới với đường kính<3mm.

C2: Dãn tĩnh mạch với đường kính>3mm.

C3: Phù chi dưới, chưa có biến đổi trên da.

C4: Biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch
– C4a: Rối loạn sắc tố và/hoặc chàm tĩnh mạch
– C4b: Xơ mỡ da và/hoặc teo trắng của Milian.

C5: Những biến đổi trên da như được nêu ở trên kèm với loét đã lành sẹo.

C6: Những biến đổi trên da như được nêu ở trên kèm với loét đang tiến triển.

Các cấp độ của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

<< BẠN ĐÃ CÓ DẤU HIỆU CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH ? >>

<< BẠN ĐÃ CÓ DẤU HIỆU CỦA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH ? >>

Điều trị sớm phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch diễn tiến nặng

Nhận thức sớm, điều trị ngay ở giai đoạn chớm bệnh (ở giai đoạn bệnh chưa biểu hiện bệnh lý có thể quan sát hoặc sờ thấy được – giai đoạn C0 hoặc ở giai đoạn giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới đường kính <3mm – giai đoạn C1 , là cách hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn và tránh tình trạng xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị tại nhà giúp người bệnh chủ động hơn và ít tốn kém chi phí. Vậy điều trị bằng cách nào là hiệu quả?

Khi đề cập đến việc điều trị và phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân, thành phần Diosmin từ lâu đã được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo là thành phần phổ biến và sử dụng rộng rãi nhờ công dụng tăng trương lực tĩnh mạch, giảm sức căng và tình trạng ứ trệ của tĩnh mạch, bảo vệ và làm tăng độ bền của các mạch máu nhỏ.

Diosmin, một flavonoid, lần đầu tiên được phân lập từ cây ngải cứu (Scrophularia noteosa L.) vào 1925 và được sử dụng từ 1969 như một liệu pháp tự nhiên để điều trị các bệnh khác nhau, như bệnh trĩ, suy giãn tĩnh mạch, và các bệnh liên quan đến rối loạn tuần hoàn máu khác.

Ngày nay, hoạt chất Diosmin là được chiết xuất chủ yếu ở những loại trái cây họ cam quýt.

DIOSMIN EXPERT– MANG ĐẾN SỰ NHẸ NHÀNG CHO ĐÔI CHÂN

Công dụng của Kem bôi Diosmin Expert:

  • Với sự có mặt của thành phần Diosmin dạng kem bôi
  • Giúp chăm sóc vùng da chân
  • Mang đến cảm giác tươi mát, dễ chịu
Thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên

Trong quá dùng sản phẩm, cần đặc biệt chú ý kết hợp thêm chế độ sinh hoạt lành mạnh và luyện tập khoa học như kiểm soát cân nặng, nằm ngủ kê cao chân, hạn chế ngồi một chỗ lâu, vận động cơ thể mỗi ngày; chú trọng chế độ ăn uống, dinh dưỡng đúng cách như ăn nhiều rau củ, chất xơ.

Hotline tư vấn và giải đáp thắc mắc: 1900 27 27 81

Fanpage: Diosmin Expert – Kem Bôi Suy Giãn Tĩnh Mạch

Người viết: Mỹ Trinh

Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần

Tài liệu tham khảo:

https://www.phlebolymphology.org/classification-of-primary-varicose-veins-of-the-lower-extremities-a-consensus-statement-from-latin-america/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1118055/

https://www.elenaconde.com/en/ceap-classification-of-chronic-venous-disorders-lets-all-speak-the-same-language/