11.01.2022

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có chữa khỏi hẳn không?

Suy giãn tĩnh mạch chân (suy tĩnh mạch chi dưới) có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc và 50% người đã nghỉ hưu, trong đó, phụ nữ gấp 3 lần nam giới. Câu hỏi đặt ra là liệu bệnh này có chữa khỏi hẳn được không? Mời quý độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Hiểu đúng về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Cấu trúc của lòng tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó, máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định không có hiện tượng máu chảy ngược trở lại. Vì vậy, các cơ quan ở xa tim nhưng máu vẫn lưu thông tuần hoàn trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới xảy ra khi có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của hệ tĩnh mạch, do sự gia tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch, gây tổn thương và suy yếu các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông, hoặc hệ tĩnh mạch sâu, có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch.

Khi tĩnh mạch bị giãn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu về tim. Tĩnh mạch chi dưới thường bị suy giãn nhiều hơn cả, do đôi chân phải chịu sức ép trọng lượng của toàn cơ thể mỗi ngày.

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Sống cùng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Có rất nhiều người mắc bệnh suy tĩnh mạch nhưng không biết mình bị bệnh. Lý do bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Chính sự quan tâm bệnh không đúng mức, không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời khiến thực trạng hiện nay có rất nhiều ca khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Suy giãn tĩnh mạch được phân loại là bệnh lý mạn tính. Theo định nghĩa của Trung tâm thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ, bệnh mãn tính là một căn bệnh tồn tại trong thời gian dài, khoảng từ 3 tháng đến nhiều hơn 1 năm. Nhìn chung, các bệnh mạn tính không thể phòng ngừa được bằng vắc-xin hay chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc, cũng không thể tự khỏi được. Do đó người bệnh cần chuẩn bị tâm lý sẽ sống chung với bệnh và có sự kiểm soát can thiệp sớm các triệu chứng hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh sẽ trải qua các chu kỳ như phát triển nặng, được kiểm soát tốt hoặc đã ở giai đoạn ổn định.

Mục đích của việc điều trị suy giãn tĩnh mạch là giảm tối thiểu các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bao gồm cả mục đích thẩm mỹ, đặc biệt là giúp ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các biến chứng, lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và gây nhiều tốn kém.

Làm thế nào để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm

Mọi người có thể tự phát hiện được bệnh lý của mình như thông qua các triệu chứng điển hình như mỏi chân, nặng chân khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, sưng phù hay gặp khi về chiều và thỉnh thoảng bị chuột rút về đêm. Giai đoạn nặng hơn có biểu hiện như thay đổi màu sắc da, phù chân trong thời gian dài không có dấu hiệu suy giảm, các tĩnh mạch nổi ngoằn nghèo rõ rệt, thậm chí gây loét da, chảy máu và nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Lối sống và liệu pháp điều trị thích hợp tại nhà

Để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Việc ý thức can thiệp chữa trị ở giai đoạn sớm đóng vai trò rất quan trọng giúp bệnh chóng hồi phục, giảm thiểu và cải thiện các triệu chứng tốt hơn, thông qua các phương pháp đơn giản như thay đổi lối sống, sử dụng các loại kem bôi, đeo tất áp lực, uống thuốc… Việc mang tất áp lực sẽ gây bức bí khó chịu, trong khi sử dụng liệu pháp thuốc uống thì đòi hỏi phải tuân thủ liệu trình ít nhất 6 tháng liên tục, gây nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Với người bệnh đang ở giai đoạn mới bị, việc sử dụng kem bôi tỏ ra lợi thế, bởi tác dụng tác chỗ, kem bôi thẩm thấu ngay ở khu vực giãn tĩnh mạch nông, tác dụng nhanh và ít gây ra tác dụng phụ.

Kem bôi Diosmin Expert
Kem bôi Diosmin Expert

Những biện pháp cần tuân thủ giúp hỗ trợ ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch, bao gồm:

  • Tập thể dục: Cần tạo thói quen duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục đều đặn. Đi bộ hoặc bơi lội là cách tuyệt vời để giúp máu lưu thông ở chân.
  • Kiểm soát cân nặng và chế độ ăn. Uống đầy đủ nước. Giảm cân giúp giảm những áp lực không cần thiết ra khỏi tĩnh mạch. Chế độ ăn cũng có thể giúp ích cho bạn. Tuân thủ chế độ ăn ít muối để phòng ngừa tình trạng sưng chân do giữ nước;
  • Lựa chọn trang phục. Tránh mang giày cao gót. Giày đế thấp sẽ tốt hơn cho bắp chân, và tốt hơn cho tĩnh mạch. Không mặc quần áo bó chặt vùng eo, chân hoặc vùng bẹn vì chúng có thể làm giảm lưu lượng máu;
  • Nâng cao chân. Để cải thiện lưu thông máu ở chân, nên nghỉ ngơi vài lần trong ngày bằng cách nâng cao chân hơn tim. Ví dụ, nằm và đặt hai chân trên ba hoặc bốn chiếc gối;
  • Tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu. Thay đổi tư thế thường xuyên để giúp máu lưu thông.
  • Bệnh suy giãn tĩnh mạch này sẽ giãn nở khi gặp nhiệt độ nóng, vì thế nên hạn chế ngâm chân ở nước nóng. Khi tắm nước nóng dưới vòi sen thì hạn chế đứng. Nên ngồi hoặc tắm trong bồn.

Hotline tư vấn: 1900 27 27 81

Fanpage: Diosmin Expert – Kem Bôi Suy Giãn Tĩnh Mạch

Người viết: Ds. Của Trần