11.03.2021

Suy giãn tĩnh mạch chân và các triệu chứng thường gặp

Đối với nhiều người, suy giãn tĩnh mạch chân chỉ đơn giản là một mối lo ngại về mặt thẩm mỹ. Nhưng với nhiều người khác, suy giãn tĩnh mạch có thể gây đau nhức và khó chịu. Đôi khi nó còn gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Thế nào là suy giãn tĩnh mạch chân?

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân

Tĩnh mạch có các van một chiều bên trong chúng đóng mở để giữ cho máu lưu thông về tim. Tuy nhiên, các van hoặc thành trong tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị tổn thương có thể khiến máu ứ đọng lại và thậm chí chảy ngược dòng (còn được gọi là trào ngược). Lâu dần dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

Suy giãn tĩnh mạch chân và các triệu chứng thường gặp

Đa số người bị suy giãn tĩnh mạch thường không biết mình bị bệnh cho đến khi bệnh đến giai đoạn tiến triển, hoặc vô tình phát hiện khi đi thăm khám các bệnh liên quan. Do đó các triệu chứng ban đầu vô cùng quan trọng để nhận biết sớm bệnh tình và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:

  • Ở giai đoạn đầu: Thỉnh thoảng đau mỏi, phù chân khi đứng hoặc ngồi lâu, co rút cơ vào ban đêm, có cảm giác kiến bò quanh cẳng chân,…
  • Ở giai đoạn tiến triển: Các triệu chứng ở giai đoạn đầu rõ ràng và xuất hiện thường xuyên hơn. Ngoài ra người bệnh có cảm giác nóng ở chân; thay đổi màu da ở vùng cẳng chân và bàn chân; xuất hiện những đoạn tĩnh mạch dưới da, khi sờ vào thấy cứng, nguyên nhân là do những cục máu đông bị tắc nghẽn ở tĩnh mạch nông.

Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Vào giai đoạn nặng, bệnh sẽ diễn tiến giãn to toàn bộ hệ thống tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch kéo dài sẽ gây ứ trệ tuần hoàn máu, dẫn đến rối loạn dinh dưỡng của da gây viêm loét, chảy máu.

Biến chứng nặng hơn và cũng thường gặp ở suy giãn tĩnh mạch chân là việc các cục máu đông rời khỏi thành tĩnh mạch và đi về tim gây thuyên tắc động mạch phổi. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các cấp độ và biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Đối tượng và các yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường, do vậy bạn cần biết để có cách phòng ngừa ngay từ bây giờ:

  • Giới tính: Nữ sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam vì họ có nhiều yếu tố dễ mắc bệnh như: Hay mang giày cao gót làm vô hiệu hóa hệ thống bơm máu dưới bàn chân, làm nhiều công việc nội trợ, sử dụng thuốc tránh thai và quá trình mang thai
  • Di truyền: Nếu ba, mẹ hoặc cả 2 bị suy giãn tĩnh mạch thì con sinh ra sẽ có tỷ lệ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn
  • Lối sống: Thức khuya, hút thuốc lá cũng là yếu tố là tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Người bị rối loạn lipid máu

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra âm thầm, ít biểu hiểu ở giai đoạn đầu, do vậy bạn cần chú ý hơn về các biểu hiện của bệnh và thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Người viết: Mỹ Trinh

Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321703