01.04.2021

Suy giãn tĩnh mạch bàn chân và cách khắc phục

Suy giãn tĩnh mạch bàn chân gây đau nhức mỗi khi bạn đi hoặc đứng lâu. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn khi sinh hoạt. Vậy làm cách gì để khắc phục tình tràng này?

Bạn hiểu gì về suy giãn tĩnh mạch?

Người ta ước tính rằng cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị suy giãn tĩnh mạch vào một thời điểm nào đó trong đời.

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng khi các van nhỏ trong tĩnh mạch bị suy yếu theo thời gian. Điều này làm giảm chức năng lưu thông máu trở về tim. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như sưng đau, mạch máu nổi ngoằn ngoèo dưới da,…

Chứng giãn tĩnh mạch thường xuất hiện nhiều ở bắp chân, mắt cá chân và bàn chân. Trong đó suy giãn tĩnh mạch bàn chân là một căn bệnh khá phổ biến.

Nguyên nhân nào gây ra suy giãn tĩnh mạch bàn chân?

Khi suy giãn tĩnh mạch bàn chân xuất hiện, người bệnh sẽ rất mệt mỏi. Đứng hoặc đi sẽ đau và khó chịu.

Dưới đây là một số yếu tốt nguy cơ bệnh suy giãn tĩnh mạch bàn chân:

Béo phì là yếu tố gây ra suy giãn tĩnh mạch bàn chân

Có nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến béo phì và thừa cân, bao gồm cả bệnh tim và tiểu đường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng làm tăng khả năng mắc chứng suy giãn tĩnh mạch.

Vì các van ở những khu vực này phải chịu đựng trọng lực cơ thể. Nếu bạn bị béo phì, các van sẽ chịu một áp lực lớn khi lưu thông máu về tim. Lâu ngày các van sẽ bị suy yếu và gây ra suy giãn tĩnh mạch.

Béo phì làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch
Béo phì làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

<< HÃY ĐIỀU TRỊ SỚM BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH >>

Mất cân bằng dinh dưỡng

Mất cân bằng dinh dưỡng và béo phì có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn chất béo xấu, đường tinh chế hoặc đồ uống có chứa caffein, sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể.

Bạn hãy bổ sung thêm vitamin C, Vitamin E vì 2 vitamin này rất quan trọng đối hệ tĩnh mạch, giúp làm bền thành mạch. Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho tĩnh mạch.

Mang thai

Trên thực tế, ước tính có khoảng 40% phụ nữ mang thai sẽ bị suy giãn tĩnh mạch.

Trong thời kỳ mang thai, lưu lượng máu được sản xuất nhiều hơn trong cơ thể để hỗ trợ thai nhi đang phát triển.

Tử cung mở rộng cũng tạo áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu. Cộng thêm trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực lớn cho đôi chân, làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn.

Bên cạnh đó việc cơ thể sản xuất nhiều estrogen và progesterone hơn vào giai đoạn mang thai có thể làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân.

Ít vận động

Việc ngồi nhiều và ít vận động sẽ làm giảm khả năng tuần hoàn máu. Nó làm máu trong tĩnh mạch bị ứ trệ, làm trầm trọng hơn các triệu chứng đau nhức chân.

Làm gì để khắc phục suy giãn tĩnh mạch bàn chân?

Một số phương pháp đơn giản giúp bạn đối phó với chứng suy giãn tĩnh mạch bàn chân như sau:

Thư giãn giúp cải thiện suy giãn tĩnh mạch bàn chân

Căng thẳng sẽ khiến bệnh tình lâu hồi phục, thậm chí hình thành nhiều bệnh lý khác. Do đó, thư giãn tinh thần vô cùng quan trọng, nếu không sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy cố gắng dành chút thời gian để giải trí bằng cách xem phim, gặp gỡ bạn bè, nấu nướng,…

Hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc thiền, vì cả hai bài tập này đều giúp tinh thần bạn được thoải mái, lạc quan hơn.

Giữ tinh thần thoải mái giúp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch
Giữ tinh thần thoải mái giúp ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch

Dùng kem bôi để giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch bàn chân

Việc dùng kem bôi để giúp đôi chân nhẹ nhàng hơn là điều vô cùng cần thiết. Bạn không thể chịu đựng cơn đau cả ngày, chuột rút về đêm. Vì nó rất khó chịu và làm xáo trộn sinh hoạt hằng ngày.

Do đó, ngoài việc có một lối sống lành mạnh bạn cũng cần cho mình một giải pháp hiệu quả và an toàn để điều trị suy giãn tĩnh mạch bàn chân.

Kem bôi Diosmin có thành phần hoàn toàn lành tính. Với thành phần chủ chốt là Diosmin – hoạt chất không thể thiếu trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra Diosmin còn có các thành phần được chiết xuất từ tự nhiên như: Rau má và hạt dẻ ngựa: Có tác dụng làm bền thành mạch, cải thiện tuần hoàn máu.

Việt quất xanh, hoa cúc tím, lá nho đỏ, cây đậu chổi: Có tác dụng làm giảm cảm giác đau nhức, tê mỏi và nặng nề của đôi chân.

Khi bôi lên vùng bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có cả giác mát lanh. Đồng thời các triệu chứng đau nhức, sưng phù sẽ giảm ngay sau đó. Giúp bạn tràn đầy năng lượng để thực hiện nhiều công việc trong ngày mà không lo đôi chân mệt mỏi.

Kem bôi Diosmin
Kem bôi Diosmin

Dinh dưỡng tốt

Một chế độ ăn uống giàu đường tinh chế, caffeine và chất béo đã qua chế biến có thể gây hại rất nhiều cho cơ thể. Vì vậy bạn nên cố gắng tránh những loại thực phẩm này.

Thay vào đó bạn nên chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin B, sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, một nguyên nhân chủ yếu làm suy giãn tĩnh mạch trĩ.

Hãy bổ sung nhiều trái cây và rau quả như dứa, cam, gừng, hành tây hoặc cải xoăn vì chúng rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Chúng có thể hỗ trợ hệ tuần hoàn và củng cố niêm mạc mạch máu.

Nâng cao chân

Một cách vô cùng hiệu quả là nâng cao chân của bạn cao hơn mức tim. Khi nằm xuống, bạn gác chân lên gối cao hơn mặt giường khoảng 15-20cm. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng chuột rút vào ban đêm.

Bài tập phù hợp cho người suy giãn tĩnh mạch

Khi bạn bị suy giãn tĩnh mạch, đi bộ có thể không thoải mái vì đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, đi bộ rất cần thiết trong việc cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra các bài tập như đạp xe, yoga cũng rất tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.

Sử dụng vớ y khoa

Vớ nén rất hữu ích khi điều trị chứng giãn tĩnh mạch, đặc biệt khu vực bàn chân và mắt cá chân. Vớ y khoa sẽ nhẹ nhàng tạo thêm áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, hỗ trợ lưu thông máu và giảm sưng tấy.

 

Người viết: Mỹ Trinh

Hỗ trợ chuyên môn: Ds. Của Trần

 

Các bài viết liên quan:

10 lời khuyên cho người suy giãn tĩnh mạch sau tết

Suy giãn tĩnh mạch chân và các triệu chứng thường gặp

Suy giãn tĩnh mạch ăn gì?

Suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì?

Tài liệu tham khảo

https://www.avogel.co.uk/health/circulation/varicose-veins/varicose-veins-on-feet/