Nặng chân cuối ngày – Dấu hiệu không thể phớt lờ
Nặng chân cuối ngày thường là tình trạng chân có cảm giác bị đè nặng, cứng và mỏi – như thể chân khó nhấc và di chuyển về phía trước. Nhiều nguyên nhân có thể tạo ra cảm giác này. Có thể là những nguyên nhân vô cùng lành tính, nhưng cũng có thể là do một bệnh lý nào đó gây ra mà bạn nên đề phòng.
Nguyên nhân gây nặng chân cuối ngày
Suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các thành tĩnh mạch bị giãn nở, dẫn đến các tĩnh mạch ngày càng to và hiện rõ trên da. Điều đáng nói, bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu như nặng chân khi về chiều, đau nhức, sưng phù, ngứa da, tê bì và chuột rút vào ban đêm. Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Nặng chân cuối ngày là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giãn tĩnh mạch, tình trạng này gặp nhiều hơn ở nữ giới. Vì phụ nữ thường làm công việc nội trợ, mang giày cao gót,…Và chính điều này sẽ khiến triệu chứng nặng chân trở nên nghiêm trọng hơn.
Tập luyện quá sức
Nặng chân thường xảy ra ở các vận động viên hoặc những người luyện tập thể dục thể thao quá sức. Vì khi bạn tập luyện quá mức mà không cho cơ bắp thời gian phục hồi, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề.
Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên thường gây ra cảm giác như nặng chân, chân run hoặc tê bì. Biện pháp khắc phục tạm thời di chuyển đôi chân cho đến khi chân trở lại trạng thái bình thường.
Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì cũng là một nguyên nhân khiến bạn có cảm giác nặng chân. Việc tăng trọng lượng có thể gây áp lực nhiều hơn lên các khớp, cơ và mạch máu ở chân.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Ngoài cảm giác nặng chân, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng khác ở chân, hãy đến các cơ sở y tế thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm: tê bì ở chân, đau nhói ở một hoặc cả hai chân, cảm thấy lạnh hoặc ngứa ran ở chân, khó khăn trong đi đứng, sưng tấy, xuất hiện tĩnh mạch mạng nhện, thay đổi màu da chân,…
Cách khắc phục nặng chân tại nhà
Nặng chân cuối ngày có thể cải thiện tại nhà bằng các cách sau:
- Giảm cân nếu bạn thừa cân. Béo phì có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch cũng như bệnh tiểu đường và tích tụ chất béo trong động mạch, làm tắc nghẽn lưu lượng máu.
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ của một số tình trạng gây nặng chân.
- Ngưng tập thể dục cường độ cao vài ngày.
- Nâng cao chân của bạn khoảng 6 đến 12cm so với mức của tim. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Mang vớ nén khi bị giãn tĩnh mạch để giúp thúc đẩy lưu lượng máu.
- Một cách hiệu quả để kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn là vận động. Bạn cần tập thói quen tập luyện phù hợp với thể chất của mình và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nếu có.
- Sử dụng kem bôi giãn tĩnh mạch Diosmin Expert:
+ Diosmin Expert có chứa hoạt chất chính Diosmin và các thành phần quan trọng khác như: Escin, Vaccinium Myrtillus, Ruscus Aculeatus,… được bào chế dưới dạng kem bôi.
+ Khi sử dụng, kem bôi dễ dàng thẩm thấu qua da và tác động trực tiếp lên vùng suy giãn tĩnh mạch nông, hỗ trợ làm co mạch và cải thiện triệu chứng.
+ Ngoài ra kem bôi Diosmin Expert còn chứa thành phần Menthol, khi thoa lên da tạo cảm giác dễ chịu như được massage và thư giãn.
+ Kem bôi Diosmin Expert còn giúp da chân sáng khỏe, mịn màng nếu duy trì thoa đều đặn, thường xuyên.
+ Kem bôi Diosmin Expert có dung tích 150ml, phù hợp với việc sử dụng 2 lần/ngày trong 1 tháng giúp dễ theo dõi điều trị và tránh lãng phí (các sản phẩm kem bôi khác chỉ từ 50ml đến 75ml).
+ Khuyến cáo sử dụng từ 2 – 3 tháng để đạt hiệu quả.
Người viết: Mỹ Trinh
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321670
https://www.healthline.com/health/heavy-legs
https://www.theveininstitute.com.au/why-do-my-legs-feel-heavy-at-the-end-of-the-day/