22.07.2022

Tê bì chân – Dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nhiều người có thể cảm thấy tê bì chân tay do ngồi ở tư thế gây quá nhiều áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu. Tuy nhiên, tê bì chân kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Tê bì chân – dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Tĩnh mạch là những mạch máu có nhiệm vụ đưa máu trở về tim. Các van bên trong các tĩnh mạch này đóng mở liên tục để thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Khi các van này bị suy yếu, chúng không thể đóng mở như bình thường. Khi đó máu sẽ chảy ngược dòng và ứ đọng tại tĩnh mạch, thường gặp ở chân. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các thành tĩnh mạch bị giãn nở, dẫn đến các tĩnh mạch ngày càng to và hiện rõ trên da.

Tê bì ở chân là một trong những dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Triệu chứng này xuất hiện khi bạn đứng lâu hoặc ngồi nhiều, khiến cho việc lưu thông máu gặp cản trở. Ngoài tê chân, suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra một số triệu chứng khác như: Đau nhức chân, nặng chân, mỏi chân, cảm giác nóng ran, ngứa da và chuột rút về đêm,…

Tê bì chân, dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch
Tê bì chân, dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân khác gây ra tình trạng tê bì chân

Tư thế

Tư thế ngồi hoặc đứng gây áp lực lên dây thần kinh hoặc giảm lưu lượng máu ở chân là nguyên nhân phổ biến nhất gây tê bì chân tạm thời.

Những tư thế có thể khiến đôi chân bị tê bì:

  • Vắt chéo chân quá lâu
  • Ngồi hoặc quỳ trong thời gian dài
  • ngồi xếp bằng đè lên đôi chân
  • Mặc quần, tất hoặc mang giày quá chật

Vết thương

Các chấn thương ở thân, cột sống, hông, chân, mắt cá chân và bàn chân có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và khiến chân thường xuyên bị tê bì.

Tập thể dục cường độ cao

Tương tự, khi tập thể dục cường độ cao sẽ có nhiều yếu tố làm hạn chế lưu lượng máu đến bàn chân. Chạy bộ với cường độ cao có thể chèn ép dây thần kinh. Tê ở chân khi tập thể dục là tình trạng khá phổ biến và sẽ nhanh chóng biến mất.

Đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là một rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Triệu chứng của bệnh bao gồm co thắt cơ và chóng mặt. Ngứa ran, tê bì ở phần dưới cơ thể thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên.

Hội chứng đường hầm cổ chân

Trong hội chứng đường hầm cổ chân, dây thần kinh chày ở gót chân sẽ bị chèn ép, gây ra cảm giác đau, bỏng rát cùng và tê ở khắp chân.

Bệnh động mạch ngoại vi (PAD)

Sự tích tụ các mảng xơ vữa trong động mạch có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân và gây tê bì ở chân.

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu tình trạng tê bì không tự biến mất hoặc tái phát nhiều lần, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang đối mặt với một bệnh lý nào đó. Do đó bạn nên đi khám nếu tình trạng tê bì ở chân kèm theo các triệu chứng khác như: Buồn nôn, đau chân, chuột rút, mất thăng bằng, chóng mặt.

Bí quyết cải thiện suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn sớm bạn hoàn toàn có thể điều trị ngay tại nhà với phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Ngoài thay đổi lối sống tích cực, bí quyết cải thiện suy giãn tĩnh mạch nhờ vào hoạt chất Diosmin đã được nhiều bệnh nhân áp dụng và thành công.

Hiện tại Diosmin Expert là sản phẩm kem bôi đầu tiên tại Việt Nam có chứa hoạt chất Diosmin – Đây là một hoạt chất hàng đầu trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Hoạt chất Diosmin có tác dụng làm bền thành mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng đau nhức, tức nặng, sưng phù, tê bì và chuột rút. Giúp người bệnh có thể chặn đứng suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà mà không lo tốn kém nhiều chi phí.

Kem bôi Diosmin Expert
Kem bôi Diosmin Expert

 

Người viết: Mỹ Trinh

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/leg-numbness-causes

https://www.healthline.com/health/lower-leg-numbness

https://www.health.com/condition/multiple-sclerosis/causes-leg-numbness

https://nhandan.vn/goc-tu-van/te-chan-chuot-rut-ve-chieu-dung-bo-qua-benh-ly-nay-625298/